Học cách giâm cành hồng bằng nước

Học cách giâm cành hồng bằng nước

 Ưu điểm của việc nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành hồng là khả năng sản xuất hàng loạt cây hồng trong thời gian ngắn.
Thế nhưng, không phải giống Hồng nào cũng có khả năng giâm cành hồng thành công mỹ mãn được. Có giống hồng cắt cành, hoặc một số loại hồng leo đem giâm dù trong môi trường tốt nhất cũng không bao giờ ra rễ. Nó có thể sống một thời gian ngắn, cũng nẩy chồi xanh tươi như những cành giâm khác, nhưng khi phần nhựa tích chứa ít ỏi bên trong cành bị cạn kiệt thì “cây” tự động chết. Nếu nhổ lên ta sẽ không tìm thấy một cọng rễ nào ! 
Cho dù đó là hồng Sa Đéc, hồng leo hay các loại hồng ngoại nhập thì cách thức tiến hành giâm cành hồng để nhân giống là tương tự nhau. Chỉ cần bạn giâm cành thành công trên 1 giống hồng thì các giống khác khả năng thành công là rất cao.

hồng 6

Chị Nguyễn Ngọc Nhung dù khá bận rộn với việc gia đình và chăm con nhỏ nhưng chị vẫn tranh thủ thời gian để chăm vườn hồng xinh xắn ở ban công nhà mình. Nhà chị có 2 ban công, mỗi ban công rộng khoảng 3m2 nhưng chị đã khéo léo thiết kế kệ và phần khung kim loại đua ra ngoài để trồng được khoảng hơn 100 loài hồng luôn rực rỡ, quyến rũ mỗi ngày.

Trước đây, chị cũng thử giâm cành hồng bằng cách chọn cành bánh tẻ, thêm thuốc kích rễ và làm đúng hướng dẫn ở bao bì nhưng cành vẫn đen sì và chết. Sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu, chị đã giâm cành thành công với cách làm khá đơn giản.

Bước 1: Chọn cành 

hồng 5

Chị Nhung chọn những cành bánh tẻ để chuẩn bị cho việc giâm cành. Những cành bánh tẻ là cành có màu xanh thẫm, to cỡ chiếc đũa hoặc bé hơn, cứng vừa phải (vẫn có độ mềm dẻo), thường là cành mang hoa nhưng là đoạn cách bông hoa 15~20cm (tuỳ giống). Chị Nhung khuyên không nên chọn cành quá non bởi trong cành non không chứa đủ một số chất cần thiết để tạo rễ, dù cho thuốc kích rễ thì cành cũng không mọc được rễ.
 

Bước 2: Xử lý cành 

hồng 2

Sau khi đã chọn được các cành hồng phù hợp, chị Nhung cắt vát hai đầu sao cho đoạn cành đem giâm dài khoảng 15cm. Trên cành có khoảng 2~4 mắt. Mắt phải mập mạp như hạt gạo, lưu ý không chọn mắt đã bung lụa hoặc mắt quá bé. Đặc biệt là không được vặt trụi lá. Lá rất cần thiết trong quá trình tổng hợp chất để tạo rễ mới.
 

Bước 3: Sử dụng đúng thuốc kích rễ 

hồng 3

Bản thân cây hồng được đánh giá là có thể tự mọc rễ không cần các loại rooting hormone. Tuy nhiên, khi để ở điều kiện bình thường, cành hồng thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài nên dễ dàng bị chết trước khi mọc rễ. Một sai lầm thường gặp đối với những người mới tập giâm cành hồng đó là sử dụng các sản phẩm như N3M, Super Root… Những loại thuốc này chứa khá nhiều lân, Acid Humid… khiến việc giâm hồng không được như mong muốn. Bởi hầu hết các chất giúp phát triển bộ rễ ở cành đã có sẵn. Vì vậy, nhằm thúc đẩy việc ra rễ nhanh hơn, chị Nhung khuyên nên sử dụng các loại hoóc môn tạo rễ như Indole-3-butyric axit hoặc chất điều hoà sinh trưởng NAA, IAA.

Bước 4: Giá thể giâm cành

Chị Ngọc Nhung khuyên nên sử dụng 2 loại: cát đã rửa sạch hoặc nước tinh khiết. Nếu muốn giâm cành bằng các loại khác bạn nên kiểm tra giá thể, vì nếu giá thể có tính kiềm sẽ cản trở việc mọc rễ. Ngược lại, giá thể có tính axit sẽ thúc đẩy việc mọc rễ. Hầu hết các chất kích rễ đều chứa các loại axit giúp tạo môi trường axit cho giá thể. Vì vậy, để đảm bảo độ cân bằng PH cho giá thể, bạn nên dùng cát sạch hoặc nước tinh khiết. Chị Nhung thường dùng nước tinh khiết đựng trong cốc nhựa bởi nước và cốc nhựa sẽ giúp chị theo dõi được tốc độ ra rễ trên cành hồng.
 

Bước 5: Thao tác giâm cành vào giá thể 

hồng 4

Nếu giâm cành bằng cát, bạn có thể nhúng đầu dưới cành hồng vào bột Rooting hormone (Indole-3-butyric axit) hoặc dung dịch NAA nồng độ từ 1000-2000 ppm (1000-2000mg/l), 3-5 giây rồi cắm vào cát. Chị Nhung khuyên nên dùng đũa cắm sẵn vào cát tạo lỗ trước thay vì cắm trực tiếp cành hồng vào. Cắm cành sâu khoảng 2-3cm.

hồng
Trong quá trình cành hồng ra rễ, bạn cần theo dõi thường xuyên để nhặt bỏ những cành lá úa vì những cành lá này thường là môi trường truyền nhiễm bệnh.

Nếu giâm cành bằng nước, bạn chỉ cần pha dung dịch NAA nồng độ 500-700ppm vào nước và cho vào cốc nhựa nhỏ, sau đó cắm cành hồng vào.

Bước 6: Phun tưới sau khi giâm

Sau khi giâm cành, cần phải đảm bảo độ ẩm cho cây. Điều kiện độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể trong 3 ngày giâm đầu đạt ở mức 95% là tốt nhất. Sau 3 ngày giâm có thể giảm độ ẩm giá thể xuống 85-90%. Để đảm bảo độ ẩm hợp lý, bạn nên dùng cốc nhựa cao và đậy nắp lại. Nếu không sử dụng cốc nhỏ, bạn cũng có thể tìm một cốc có kích thước lớn để bỏ tất cả các cành hồng chung vào 1 cốc và đậy lại. Nhiệt độ đảm bảo không vượt quá 30 độ.

hồng 9
 Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hồng

Sau khi giâm 5-10 ngày, chị Nhung khuyên nên phun lên cành giâm một số loại thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón qua lá, 10 ngày sau phun lại một lần (mỗi lứa giâm phun khoảng 2 lần). Các loại chế phẩm thường sử dụng cho cây hồng giâm là Atonik 1.8% pha 10ml/ bình 8 lít để phun. Chị Nhung lưu ý, đây là bước quan trọng mà rất nhiều người giâm hồng bỏ qua, khiến hồng chưa kịp ra rễ đã chết vì không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Bước 7: Thời điểm thích hợp để giâm hồng 

hồng 7
Hồng ra đủ rễ sẽ tiến hành trồng vào giá thể trộn sẵn 
 
Cành hồng bạn cắt vào giâm nếu giữ được độ ẩm như bước 6 thì hoàn toàn có thể chủ động về thời điểm giâm cành. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn về độ ẩm, bạn có thể giâm vào mùa thu (tháng 8 đến tháng 10), hoặc mùa xuân (tháng 2 đến tháng 4) để đảm bảo khí hậu mát mẻ dưới 30 độ và trên 18 độ, độ ẩm không khí thích hợp cho hồng phát triển.
Tìm hiểu thêm :

Các Loại Cây Nội Thất Tiền Tài Vô Lượng 
Cây phong thủy hợp cho người tuổi tý

Bước 8. Chọn giống hồng để giâm 

hồng 8
Chị Nhung cho biết, với phương pháp này, bạn có thể giâm bất kỳ loại giống hồng nào. Tuy nhiên, những loại hồng nội như Quế kép, Bạch ho, Tầm xuân… thì tỉ lệ mọc rễ cao hơn và nhanh hơn, khoảng 15 đến 25 ngày. Với các loại hồng ngoại thường có thời gian mọc rễ lâu hơn, khoảng 30 – 40 ngày.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.