Mô Tả
Cây Trúc Nhật còn được gọi bằng một số tên khác như Trúc Nhật Xanh, Trúc Nhật Đốm, Phất Dụ Trúc Lang hay Trúc Phất Dụ.
Tên khoa học: Dracaena surculosa punctulata
Họ thực vật: Dracaenaceae (Bồng bồng)
Phần lớn trúc nhật có nguồn gốc từ châu Phi, với một số ít ở miền nam châu Á và một số ở nhiệt đới Trung Mỹ.
Cây cao khoảng 0,5m đến 1m.
Đặc Điểm
Cây có dáng mảnh mai, thanh nhã rất sang trọng,
Cụm hoa trúc nhật có dạng chùm dài, cuống chung vươn ra cứng, mang hoa ở đỉnh. Hoa nhỏ, quả mọng tròn màu đỏ hay vàng.
Cây có nhiều mẫu đa dạng: Trúc Nhật lá đốm, Trúc Nhật lá sọc, Trúc lưng rùa, Thủy Trúc…
+Ý nghĩa cây Trúc Nhật:
Cây Trúc Nhật là biểu tượng của người quân tử, tuy cứng mà vẫn mềm mại, ngoài ra cây còn tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã.
Cây Trúc ngụ ý trời đất trường xuân, từ “Trúc” gần âm với từ “Chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp,
Theo ý nghĩa sinh học, cây có tác dụng loại bỏ khí độc, giúp thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ tại không gian sống dễ chịu, thoáng mát, bớt oi bức trong những ngày nắng.
+ Công dụng cây Trúc Nhật:
Cây Trúc Nhật có vẻ đẹp thanh thoát, mảnh dẻ, sinh trưởng và phát triển tốt, lại là loại cây chịu bóng tốt nên thường được dùng làm:
– Cây nội thất, cảnh quan sân vườn, công viên, các tiểu cảnh…
– Cây trồng ở chậu làm cảnh đẹp, đặt dọc hành lang, tiền sảnh hay nơi góc phòng hoặc gần cửa sổ, trông như một bụi cúc, mảnh mai có lá đặc sắc xanh quanh năm.
– Dùng để bày trong những phòng làm việc trang trí đơn giản và nhẹ nhàng.
– Có thể trồng cây trong các chậu sứ tráng men màu trắng, đen hoặc xanh nhạt, bày ở các vị trí đặc biệt hay bị khuất góc.
– Cây thích hợp dùng làm trang trí những nơi thoáng có ánh sáng nhẹ.
Yêu cầu sinh thái:
+ Đất: Tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng.
+ Nước: Tùy theo môi trường nơi trồng cây, nếu trồng trong bóng râm, mỗi tuần nên tưới cây 3 lần, nếu nơi nắng nóng tên tưới nước thường xuyên.
+ Nhiệt độ: Trung bình, mát mẻ.
+ Ánh sáng: Cây chịu bóng râm tốt, tuy nhiên nên cho cây tiếp xúc ánh sáng thường xuyên đảm bảo cây xanh tốt.
+ Độ ẩm: Độ ẩm vừa phải.
+Dinh dưỡng: Một tháng/lần bạn cần bón phân vi sinh cho cây, chỉ nên bón cho cây khi cây ở bên ngoài, không bón cây trong phòng.
Một số lưu ý:
+ Khi cây có nhiều măng mọc cao, có thể bị nghiêng, bạn cắm thêm cọc tre nhỏ đỡ cho măng. Khi thân đã cứng có thể bỏ cọc ra. Nếu muốn tạo cây lùn, xum xuê thì để cây đạt chiều cao từ 0,6 – 0,8-1m tùy mục đích, cắt tỉa bằng các ngọn. Sau đó tập trung tưới bón cho cây đầy đủ, sau khoảng 2-3 tháng sẽ có cây Trúc Nhật như ý.
+ Phòng bệnh cho cây
+ Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo: Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
+Mặc dù là cây ưa bóng râm, tuy nhiên sau khoảng 1 tháng (hay 1/2 tháng càng tốt) đem ra để nới có ánh nắng vừa phải, hay nơi có nắng buổi sáng nhiều 1-2-3 ngày.
+ Tưới nước thường xuyên, đúng lúc.
+ Nếu để ngoài trời, chỗ râm mát thì có thể tưới hàng ngày, nếu để trong phòng nên tưới 3 lần /tuần.
+ Không tưới quá nhiều nước, cây dư nước nhiều dễ úng gốc, rễ và sinh ra nấm hại cây.
+ Đối với loại cây để nơi có nắng nhiều chỉ tưới lúc sáng sớm hay chiều mát , không tưới lúc trưa nắng dễ làm chết cây.
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích